• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Sán Chó: Cách Trị Sán Chó Ở Người

 23/03/2020

Chào bác sĩ ạ, em bị ngứa da dị ứng tầm 4 tháng nay do có quen với anh bác sĩ nên được hướng dẫn đi xét nghiệm và phát hiện ra bị nhiễm sán chó và bác sĩ có cho em thuốc điều trị bệnh sán chó là em uống 2 viên thuốc Ivermectin 6mg. Em đã uống được tầm 3 tháng rồi mà triệu chứng ngứa không bớt.

Sán Chó: Cách Trị Sán Chó Ở Người

Bác sĩ cho em hỏi là em uống thuốc điều trị bệnh sán chó như vậy đã đúng chưa ạ? Mà sao em đã điều trị bệnh sán chó rồi mà chưa hết ngứa? Liệu em có cần điều trị bệnh sán chó thêm không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn giúp ạ. Tr.T.T.M. Lâm Đồng

Trả lời: Chào bạn, trước khi trả lời bạn xin chia sẻ với bạn lý do tại sao lại nhiễm sán chó?

Nguồn bệnh sán chó có từ đâu?

Nguồn bệnh sán chó có ở thị bò, thịt heo, thịt gà và các loại gan động vật, sán chó có ở trong đất, trong kẽ lá một số loại rau, sán chó có da và lông chó, mèo, có trên bề mặt các vật dụng đồ chơi,…

Người bị nhiễm sán chó qua đường nào?

Bạn có thể bị nhiễm sán chó qua ăn uống thực phẩm râu không rửa kỹ, thịt, gan không được nấu kỹ, do làm vườn, chơi thể thao ấu trùng sán chó có thể nhiễm qua vết trầy xước trên da. Con bạn có thể nhiễm sán chó khi chơi đồ chơi, hoặc nghịch đất nhiễm ấu trùng sán chó từ tay rồi qua đường miệng khi bé ngậm mút tay.

Bệnh sán chó có nhiều tên gọi và thường gây ngứa da

Có thể thấy việc bạn bị ngứa đã làm cho bạn rất khó chịu mệt mỏi và có nhiều hoang mang khi biết là bạn có nhiễm sán chó Toxocara (dân gian thường gọi là Giun đũa chó hoặc sán lãi chó). Bệnh sán chó ở một bệnh nhân có một biểu hiện bệnh khác nhau. Chỉ riêng với ngứa da dị ứng cũng vô vàn triệu chứng bệnh: Nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, nổi vạch, có trường hợp chỉ ngứa mà không nổi đỏ trên da…ngoài ngứa da ra thì có bệnh nhân đau bụng, đau đầu, mờ mắt,…Phần lớn mọi người phát hiện bệnh sán chó sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Thời gian trị bệnh sán chó nhanh nhất là bao lâu?

Thời gian điều trị bệnh sán chó tùy thuốc vào cơ địa từng người, mỗi đợt điều trị có thể từ 7-21 ngày tùy vào mức độ nhiễm bệnh, có người thì chỉ cần 1 đợt điều trị là khỏe mạnh nhưng cũng có trường hợp cần uống 2-3 đợt điều trị mới có thể giải quyết dứt điểm bệnh sán chó.

Trị bệnh sán chó ở người cần phối hợp thuốc cho những trường hợp nhiễm nặng, kèm theo mẩn ngứa da, dị ứng lâu ngày,...thông thường khỏi bệnh là đi kèm với triệu chứng giảm ngứa, sau đó dần dần là hết ngứa, hết mề đay. Xét nghiệm kiểm tra lại thì có thể làm sau 1-3 tháng điều trị tuy nhiên sau khi điều trị khỏi bệnh sán chó có thể xét nghiệm vẫn còn dương tính do kháng thể kháng kháng nguyên giun đũa chó, sán chó còn tồn tại trong cơ thể 3-6 tháng hoặc lâu hơn do vậy cần những bác sĩ có kinh nghiệm đọc kết quả xét nghiệm kết hợp với các xét nghiệm liên quan khác để có thể biết sán chó đã được điều trị hết hay chưa.

Những trường hợp mẩn ngứa da lâu ngày điều trị da liễu không hiệu quả, nên xét nghiệm bệnh sán chó vì rất có thể nguyên nhân ngứa do nhiễm giun sán từ trong cơ thể chứ không đơn thuần là bệnh ngoài da thông thường.

Nhiễm sán chó ngứa gãy lâu ngày nếu không được chữa trị có thể gây tổn thương da nghiêm trọng

Phương pháp nào điều trị bệnh sán chó tốt nhất

Mỗi bệnh nhân cần có phương pháp điều trị sán chó khác nhau. Ngoài việc sử dụng các thuốc đặc trị bệnh sán chó thì cần phối hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng thì mới đảm bảo điều trị hết bệnh dứt điểm.  

Bác sĩ đã điều trị bệnh sán chó cho bạn đúng thuốc. Tuy nhiên, thuốc bạn đã sử dụng chưa phải là thuốc tốt nhất để trị bệnh sán chó, với liều lượng và thời gian uống như vậy thì cũng chưa khẳng định được chắc chắn là bạn đã được điều trị khỏi bệnh sán chó cùng với việc bạn chưa được uống thuốc điều trị triệu chứng đi kèm.

Những trường mẩn ngứa do nhiễm sán chó sau điều trị 1 đến 2 liệu trình tình trạng ngứa sẽ cải thiện 

Hiện nay cũng có rất nhiều tài liệu hướng dẫn về việc điều trị nhiễm sán chó cũng như trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và biệt dược khác nhau để điều trị sán chó, mỗi loại thuốc lại có liều lượng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau, nếu không gặp được bác sĩ chuyên khoa chuyên điều trị về giun sán ký sinh trùng thì có thể sẽ không được uống đúng thuốc đặc trị dành riêng cho người bệnh. 

Điều trị sán cần kiêng cữ hay lưu ý gì không?  

Đối với bệnh nhân khi điều trị bệnh sán chó phải tuân thủ liệu trình theo hướng dẫn trong toa, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không quên thuốc, tái khám đúng hẹn. 

Sán chó có thể di chuyển trú ngụ dưới da tạo đường hầm ngoằn nghèo

Đối với bác sĩ và nhân viên y tế: dặn dò chu đáo, nhiệt tình, đặc biệt là trẻ em và người già, người tai kém, mắt kém cần dặn dò kỹ hơn. Bệnh sán chó Toxocara là bệnh ký sinh trùng nhiễm ở trong máu chứ không chỉ đơn thuần là nhiễm ở trong ruột. Dùng một, hai viên thuốc để trị bệnh sán chó thường không hiệu quả. Bác sĩ cần có năng lực chuyên môn, nắm rõ những dấu hiệu lâm sàng của bệnh sán chó, biết kết hợp triệu chứng và xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Biết cách chẩn đoán phân biệt bệnh giun sán khác với nhau để sử dụng đúng thuốc, tránh điều trị sai.

Nhưng cũng có thể di chuyển đến não gây biến chứng nguy hiểm

Trị bệnh sán chó cần phối hợp một số thuốc chuyên khoa để tăng tác dụng hiệp đồng, giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc vào con ký sinh trùng, qua đó sẽ tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong mô, trong máu. Bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những người bệnh có tiền sử bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị bệnh sán chó riêng.

Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh và lưu hồ sơ theo File riêng cho mỗi người bệnh,…Hẹn ngày tái khám cụ thể? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những nội dung gì? Mục đích của xét nghiệm đó là để làm gì? Kết quả xét nghiệm lần này bệnh sán chó đã bớt chưa, cần điều trị bao lâu nữa? Giúp người bệnh yên tâm.

Sán Chó: Cách Trị Sán Chó Ở Người

Hình ảnh viêm thùy trên tại phổi ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm sán chó Toxocara

Bác sĩ nên giải thích cụ thể thuốc A có tác dụng gì? Thuốc B uống kèm để làm gì? Tại sao thuốc C lại uống khi đói? Tại sao có thuốc hết trước, có thuốc hết sau? Để người bệnh hiểu và sử dụng đúng thuốc, không quên thuốc.

Mong là câu trả lời trên đã giải đáp được những lo lắng của bạn, nếu muốn điều trị bệnh sán chó dứt điểm bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán để việc điều trị được nhanh chóng và bảo đảm nhất. 

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ: Nguyễn Ánh

PHÒNG KHÁM CK KÝ SINH TRÙNG 
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0947232062 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

BÀI VIẾT LIÊN QUAN