• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Cách Trị Tổn Thương Da Do Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Không Do Bệnh Giun Sán

 13/11/2022

Người bị nhiễm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống gây ảnh hưởng nhiều đến da, khiến người bệnh rất là mệt mỏi và chán nán, trong số những trường hợp tổn thương da không ít những người phải đối diện với biến chứng tổn thương gan và thận. Vậy điều trị tổn thương da do bệnh Lupus ban đỏ hệ thống không phải do giun sán gây tổn thương da sẽ sẽ theo những nguyên tác sau

Nguyên tắc điều trị bệnh tổn thương da do bệnh Luput ban đỏ hệ thống

Nguyên tắc 1: Phải đánh giá các tổn thương, mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bệnh kèm theo, để quyết định biện pháp điều trị. Điều trị cấp cứu phải đặt ra cho các trường hợp bệnh nặng.

Nguyên tắc 2: Quá trình điều trị bao gồm: điều trị các đợt tiến triển và điều trị phòng các đợt tái phát bệnh, áp dụng điều trị tuỳ theo từng cá thể. Thường hay sử dụng các thuốc ức chế viêm hay thuốc can thiệp vào chức năng miễn dịch. Cần phải cân nhắc đánh giá được tác dụng phụ của thuốc (tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, loãng xương...).

Hiện nay việc điều trị bao gồm các thuốc sau:

Thuốc chống viêm không steroid (CVKS): mọi thuốc trong nhóm này. Corticoid: liều tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh, cho phép cải thiện tiên lượng của bệnh đáng kể. Các thuốc chống sốt rét tổng hợp (CSRTH): được coi là thuốc điều trị cơ bản của bệnh.

Thuốc ức chế miễn dịch: chỉ định trong các thể nặng, bao gồm  cyclophosphamid, azathioprin, mycophenolat mofetil, cyclosporin A. Các thuốc khác (Danazol, globulin miễn dịch, Dapson...), lọc huyết tương. Thuốc sinh học: Rituximab (MabThera), là kháng thể đơn dòng chống lại protein CD20, trên bề mặt tế bào lympho B, có tác dụng huỷ hoại tế bào B.

Điều trị cụ thể lupus ban đỏ hệ thống như sau

Điều trị Lupus ban đỏ theo các thể bệnh

Đối với thể lành tính: là thể không có tổn thương các nội tạng đe doạ đến tính  mạng. Các thuốc chỉ định bao gồm: CVKS và chống sốt rét tổng hợp. Ở giai đoạn tiến triển, chỉ định thêm corticoid liều nhỏ (10-20 mg/24h), ngắn ngày.

Đối với thể nặng: là thể có tổn thương các tạng quan trọng, thường là thận. Sử  dụng corticoid liều cao: 1-2 mg/kg/24 h. Khi bệnh được kiểm soát, giảm liều 10% mỗi tuần. Đến khi đạt 20 mg/24h thì giảm chậm hơn.

Có thể dùng liều gấp đôi cách ngày. Kết hợp với thuốc chống sốt rét tổng hợp. Trong trường hợp bệnh nặng vừa có thể uống hàng ngày azathioprin 1,5-2,5  mg/kg/24h. Khi bệnh nặng, đe doạ tính mạng hoặc có xu hướng tăng tổn thương cơ quan cần dùng liều cao corticoid phối hợp với thuốc độc tế bào. Cũng có thể dùng phối hợp corticoid với cyclophosphamid.

Có thể dùng cyclophosphamid dưới dạng truyền tĩnh mạch cách quãng (0,5-0,8 g/m tuỳ theo chức năng thận và số lượng bạch cầu) cùng với tiếp nước. Cũng có khi cho thêm cả mesna (uromitexan) để phòng biến chứng bàng quang. Nếu tốt lên trong 4-12 tuần thì cần giảm liều corticoid nếu có thể. Cyclophosphamid và  mycophenolat mofetil có hiệu quả với LBH thể nặng. Còn azathioprin có hiệu quả chậm hơn.

Dùng Cyclophosphamid và mycophenolat mofetil có đáp ứng cải thiện bệnh sau 3-16 tuần sau khi bắt đầu điều trị, trong khi đáp ứng của glucocorticoid bắt đầu trong vòng 24h Nhìn chung mycophenolat hay azathioprin an toàn hơn cyclophosphamid khi phải dùng thuốc lâu dài.

Tốt nhất là dùng cyclophosphamid với liều 500-750 mg/m truyền tĩnh mạch hàng tháng trong 3-6 tháng, sau đó chuyển sang dùng mycophenolat hay azathioprin. Nếu không đỡ cần phải phối hợp với các biện pháp điều trị khác (lọc huyết tương, dùng cyclosporin A...). Để giảm nguy cơ suy buồng trứng của cyclophosphamid có thể dùng hormon giải phóng gonadotropin trước khi truyền cyclophosphamid.

Trường hợp tổn thương nội tạng đe dọa tử vong, dùng bolus (pulse therapy) với  methylprednisolon 1000 mg truyền tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó chuyển sang uống liều prednisone 0.5–1 mg/kg/ngày (khoảng 30-40 mg prednison/ngày). Liệu pháp trên thường tốt với tổn thương thận, song ít kết quả đối với tổn thương tâm thần kinh.

Dùng liều cao thuốc corticoid trong 4 - 6 tuần với LBH thể nặng. Sau đó giảm dần liều corticoid khi đã khống chế được bệnh. Liều duy trì 5-10 mg/ngày hay 10-20 mg uống cách ngày. Bệnh nhân LBH nặng có thể phải điều trị bằng liều duy trì kéo dài hàng năm, và cần tăng liều khi tái phát bệnh. Chú ý cân nhắc tác dụng phụ của corticoid (nhiễm khuẩn, tăng đường máu, tăng huyết áp, loãng xương...).

Thường kết hợp dùng thuốc chống sốt rét tổng hợp. Cũng có thể dùng bolus cyclophosphamid 10-20 mg/kg/24h truyền tĩnh mạch 3-4 tuần một lần hoặc dùng đường uống 1,5 - 2,5 mg/kg/24h.

Điều trị kết hợp: tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà sử dụng các thuốc kháng sinh, chống đông, hạ áp, an thần kinh... Có thể ghép thận khi tổn thương thận gây suy thận không hồi phục.  

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM
Thời gian khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 7
Mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Điện thoại: 02838302345 - Zalo 0912171177