• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Chàm da dị ứng kéo dài ở trẻ em: Khám và điều trị ở đâu?

 31/08/2020

Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân tại sao bé nhà em lại bị ngứa và chàm da kéo dài, em đã cho cháu uống thuốc và bôi thuốc nhiều lần nhưng không dứt? Giờ em nên làm gì để chữa trị cho bé khỏi bệnh. Em cảm ơn bác sĩ. NG.TH.T, Bình Thuận.

Chàm da dị ứng kéo dài ở trẻ em: Khám và điều trị ở đâu?

Trả lời: Qua câu hỏi của chị chúng tôi trả lời như sau:

Bệnh chàm da dị ứng ở trẻ em hay còn gọi là Eczema được định nghĩa là tình trạng viêm da mãn tính, dấu hiệu bệnh thường là da bị đỏ, khô, tróc vẩy nên gây ngứa rất khó chịu cho người bị bệnh. Theo nghiên cứu thì trẻ em mắc bệnh chàm da nhiều và tỷ lệ ở trẻ sơ sinh chiếm trên 10%. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện từ khi trẻ trên 2 tháng tuổi cho tới khi trẻ được 5 tuổi.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chàm da được chia thành các cấp độ: mức độ nhẹ cấp tính, mức độ vừa bán cấp và mức độ nặng làmạn tính. Tùy theo cơ địa từng bé mà bệnh có thể bị ở các mức độ nặng nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần, nếu điều trị da liễu không hết, nên cho trẻ khám các chuyên khoa khác về ký sinh trùng và dị ứng.

Những trường hợp trẻ trên 2 tuổi bị chàm da dị ứng, mẩn ngứa khắp người kéo dài, điều trị da liễu không hiệu quả, nên cho trẻ xét nghiệm bệnh giun sán trong máu tại phòng khám chuyên khoa về ký sinh trùng để trị bệnh chàm da dị ứng có thể do nhiễm bệnh chàm da dị ứng trong máu do ký sinh trùng gây ra.

Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, ngoài các xét nghiệm bệnh mẩn ngứa da giun sán, có thể xét nghiệm các dị nguyên gây dị ứng, chàm da mẩn ngứa trong máu. Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ 7, kết quả xét nghiệm thường được trả trong ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị chàm da dị ứng mẩn ngứa kéo dài?

Do cơ địa của cơ thể mỗi trẻ. và yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm rất cao.

Nhiễm nhiễm ký sinh trùng giun sán trong máu, đặc biệt là ở trẻ nghịch đất và có thói quen ngậm mút tay

Do rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như rối loạn chức năng của thần kinh, tiêu hóa, nội tiết,…

Trẻ có mắc phải các căn bệnh các bệnh về gan, thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,...

Trẻ bị nấm da và các bệnh ký sinh trùng trên da

Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn, dị ứng với mạt bụi nhà blomia tropicalis, lông vũ... hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như bò, hải sản…

Do khả năng miễn dịch của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm,...

Biểu hiện triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ em là các mảng đỏ, sau đó gãi lâu ngày trở thành thâm đen, những mảng này có thể chảy nước, chảy dịch vàng gây nhiễm trùng. Vị trí ở vùng má, trán hoặc toàn bộ khuôn mặt.. Thường những trẻ bị chàm thì sẽ không được nhập viện trừ trường hợp quá nặng do tổn thương hở khi gặp “ ổ nhiễm trùng” ở bệnh viện có thể làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn.

Chàm da dị ứng kéo dài ở trẻ em: Khám và điều trị ở đâu?

Biểu hiện của bệnh chàm ở trẻ nhỏ do nhiễm ký sinh trùng giun sán

Khi ở giai đoạn ngứa nhiều, nổi mẩn toàn thân cần giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là vùng mặt, tránh hôn sờ tay lên tổn thương dễ gây nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là dẫn tới nhiễm trùng máu gây tử vong.

Lưu ý gì khi điều trị bệnh chàm ở trẻ nhỏ?

Lưu ý khi điều trị chàm ở trẻ nhỏ: cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ mà không tự ý dùng thuốc có chứa kháng viêm corticoid mà không có hướng dẫn của bác sỹ sẽ làm bệnh dễ bị tái lại và trở nên nặng nề hơn. Hiện nay có nhiều nhà thuốc bán thuốc đông y gia truyền thực chất chứa hàm lượng kháng viêm corticoid rất lớn. Bôi vào đỡ ngay khỏi ngay nhưng lại làm tình trạng da trở nên cực kì tồi tệ khi bị tái phát lại nhiều lần.

Cách điều trị chàm da dị ứng ở trẻ nhỏ

Nên sử dụng nước ấm để tắm cho bé ở khoảng 36-38 độ C. Dùng các sản phẩm an toàn được kiểm định để tắm cho bé. Khăn sử dụng để lau người cho bé là loại khăn 100% cotton, khi lau cần nhẹ nhàng để tránh chà xát gây tổn thương da. Bố mẹ nên dùng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
Vệ sinh phòng ngủ cho bé, mở của sổ cho thoáng. Hút bụi phòng, hút bụi trực tiếp giường ngủ và các ngóc ngách sạch sẽ.
Cần chú ý về quần áo mặc cho trẻ.Nên sử dụng quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.

Nên xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng giun sán khi trẻ có biểu hiện chàm da dị ứng ngứa trên 3 tuần, điều trị da liễu không hiệu quả.

Phòng tránh bệnh chàm trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh chàm các phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé, đặc biệt là sau khi trẻ tiếp xúc với thú cưng, hoặc chơi trò chơi tiếp xúc với đất, cát. Cắt móng tay cho bé thường xuyên, không để móng tay dài vì trẻ gãi sẽ gây tổn thương cho da. Tẩy giun định kỳ cho trẻ./.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN