• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Dấu hiệu bệnh sán mèo: Những điều bạn nên biết

 26/05/2020

Câu hỏi: Khi e xét nghiệm máu ở bệnh viện chuyên về giun sán ở Buôn Mê Thuật .thì họ nói em bị nhiễm 3 loại sán mèo và giun. Từ 2017 đến giờ, bây giờ em thấy có triệu chứng ngứa lại... Liệu em có bị lại không ạ hay bệnh cũ của em chưa hết? Trương Thị Diệp.

Dấu hiệu bệnh sán mèo

Trả lời: Chào bạn Diệp, Bác sĩ xin giải đáp cho bạn một số thông tin như sau:

Ngứa da là một trong các dấu hiệu của bệnh sán mèo mà bạn đã từng nhiễm bệnh từ năm 2017. Do không được đọc xét nghiệm của bạn nên không rõ bạn nhiễm ba loại ký sinh trùng gì nhưng trước hết thì nói tới sán mèo và các dấu hiệu bệnh sán mèo nhé.

Nguồn lây nhiễm và dấu hiệu bệnh sán mèo 

Sán mèo hay có nơi gọi là sán chó tùy thuộc vào loài ký sinh nhiễm bệnh và con vật truyền bệnh sang người. Sán mèo hay còn gọi là giun đũa chó/ mèo ( Toxocara Cati hoặc Toxocara canis) trong đó vật chủ truyền bệnh chính là chó hoặc mèo còn vật chủ trung gian thì có thể là rau, đất, nước…Đây là một loại giun tròn ký sinh trong ruột chó mèo.

Do nước ta nhất là ở vùng nông thôn vẫn có thói quen nuôi chó giữ nhà, nuôi mèo bắt chuột ngoài ra thì trên thành thị thì thú chơi chó cảnh, mèo cảnh cũng rất phổ biến.

Môi trường đất là nguồn lây nhiễm phổ biến bện bệnh sán mèo

Nguồn lây bệnh là trứng giun được phát tán ra ngoài môi trường từ phân chó mèo ra ngoài rồi tồn tại trong đất, nước, lá rau… khi con người vô tình nuốt phải trứng hoặc ấu trùng sống thì sẽ bị nhiễm bệnh.

Tại sao nhiễm bệnh sán mèo lại gây ngứa da?

Ngứa da là dấu hiệu của bệnh sán mèo, ngoài ngứa da ra người bệnh có thể gặp tình trạng như đau nhức đầu không rõ nguyên nhân, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, có người thì có dấu hiệu bệnh sán mèo ở mắt như mờ mắt, giảm thị lực, cũng có thể dẫn tới viêm mắt, nặng thì gây mù lòa.

Trị bệnh sán mèo có khó không?

Hiện nay việc điều trị sán mèo có thể điều trị dứt điểm tuy nhiên người bệnh vẫn có khả năng tái phát lại bệnh nếu có chế độ vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt không sạch sẽ như hay ăn rau sống ở quán hàng rong không sạch sẽ, tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, làm vườn làm đất tiếp xúc đất nước ô nhiễm sau đó không rửa sạch tay… thì hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh lại rất nhanh chóng.

Như vậy trong trường hợp của Diệp em cần đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân ngứa cũng như kiểm tra xem có bị nhiễm lại sán mèo hay loại ký sinh trùng khác để kịp thời điều trị.

Chúc em sớm tìm ra bệnh và chóng khỏe!

Bác Sĩ: Lê Thị Hương Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 402, An Dương Vương, P.4, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

BÀI VIẾT LIÊN QUAN