• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Cách Phân Biệt Bệnh Giun Và Bệnh Sán

 31/08/2022

Ký sinh trùng giun sán ở người là sinh vật ký sinh trong cơ thể và chiếm chất dinh dưỡng của người (người gọi là vật chủ) và thải ra độc tố gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ký sinh trùng giun sán ở người có hai loại là giun và sán, giun thì có loại ở trong ruột, có loại ở trong máu, sán thường ở trong ruột và có ba loại là sán dẹt, sán lá như chiếc lá và sán dây dài nối với nhau từng đốt, riêng sán lá gan có giai đoạn vào máu và làm tổ trong gan, ống mật.

Ký sinh trùng ký sinh trong ruột gọi là ký sinh trùng sống trong môi trường kỵ khí, trong khi một số loài khác sống trong máu hoặc mô gọi là ký sinh trùng sống trong môi trường hiếu khí.

Nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng giun sán đường ruột lây lan qua sự ô nhiễm phân của thức ăn hoặc nước uống. Bệnh thường xuyên xảy ra nhất ở những nơi điều kiện vệ sinh và môi trường và cá nhân kém. Một số ký sinh trùng ví dụ giun móc có thể xâm nhập vào da khi tiếp xúc trực tiếp với đất, cát bẩn hoặc trong trường hợp nhiễm sán máng khi tiếp xúc vùng nước ngọt nhiễm ấu trùng.

Một số loài ký sinh trùng chỉ gặp ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam như: giun kim Enterobius vermicularis, giun đũa chó Toxocara, Ký sinh trùng trên mèo Toxoplasma gondii, sán lá gan lớn Faciolas, sán dây bò, sán máng, giun đũa, giun lươn,...

Cách phân biệt giun và sán

Giun sán là sinh vật đa bào và có hệ thống cơ quan rất phức tạp. Như đã chia sẻ ở trên, giun sán có thể phân chia thành hai loại. Giun tròn gồm ấu trùng giun tròn và giun trưởng thành

Phân biệt giun sán về hình thể

Sán gồm có sán lá, sán dẹp, sán dây. Sán dẹp Platyhelminthes, sán dây bao gồm sán dây bò, sán dây lợn. Khác với động vật nguyên sinh, không phải loài giun sán nào cũng có thể nhân lên trong cơ thể người, nhưng có thể gây dị ứng ngứa, tăng bạch cầu ưa acid khi di chuyển đến bất kỳ mô cơ quan nào.

Hình ảnh giun lươn (giun tròn, hình ống)

Hầu hết các loài ký sinh trùng giun sán có chu kỳ vòng đời phức tạp, liên quan thời gian tồn tại bên ngoài cơ thể con người. Một vài ký sinh trùng giun sán, gồm giun lươn Strongyloides stercoralis, Capillaria philippinensis, và Hymenolepis nana, có thể tăng về số lượng do chu trình phát triển tự nhiễm tức là con non gây bệnh trên cùng một vật chủ nhưng không phải bài xuất ra ngoài môi trường gây bệnh cho vật chủ khác.

Trong bệnh giun lươn Strongyloides stercoralis và giun kim, chu trình tụ nhiễm có thể gây đe dọa tính mạng, nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis lan tỏa ở những người suy giảm miễn dịch đặc biệt những người sử dụng thuốc corticoid.

Mức độ nghiêm trọng của nhiễm ký sinh trùng giun sán liên quan số lượng giun bị nhiễm, có trường hợp ngoại lệ là khi nhiễm một con giun đũa di chuyển và gây tắc nghẽn ống tụy, tắc ống mật và gây viêm tụy cấp nặng đe dọa tính mạng người bệnh.

Số lượng ký sinh trùng giun bị nhiễm phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với môi  trường, yếu tố của ký sinh trùng giun sán, đặc điểm miễn dịch di truyền của cơ thể. Nếu một người di chuyển từ vùng có nhiều người mắc bệnh, số lượng giun trưởng thành sẽ giảm theo thời gian. Mặc dù một vài ký sinh trùng giun sán ví dụ Clonorchis sinensis có thể sống sót nhiều thập kỷ, cũng có nhiều loài vòng đời chỉ một vài năm hoặc ít hơn như bệnh giun kim.

Phân biệt giun sán về cấu tạo

Giun tròn cấu tạo gồm có một khoang cơ thể, đây là đặc điểm phân biệt với sán dây và sán lá. Tùy thuộc vào từng loài khác nhau mà có những giai đoạn khác nhau trong vòng đời mà gây bệnh cho con người của giun sán.

Nhiễm giun phổ biến là lại gì?

Trên thế giới có hàng trăm triệu người bị nhiễm giun tròn sống trong ruột và được truyền qua noãn hoặc ấu trùng trong phân; phổ biến nhất là nhiễm giun đũa ascariasis, bệnh giun đũa chó Toxocara, bệnh giun móc, bệnh trùng roi trichuriasis, bệnh giun lươn strongyloidiasis.

Sán dây bò, sán dây lơn trưởng thành là sán dẹt nhiều đốt không có ống tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ ruột non của con người. Trong cơ quan tiêu hóa của của con người, sán dây trưởng thành có thể phát triển lớn hơn và có loài dài ra có khi đến tận 40 mét và có thể sống trong cơ thể người đến 30 năm. Sán dây gây nhiễm bệnh cho người do ăn cá, ăn thịt bò, thịt trâu tái sồng. 

Sán lá là sán dẹt không phân đoạn gây tổn thương mạch máu, tổn thương gan, tổn thương phổi hoặc đường tiêu hóa. Chiều dài sán lá khoảng vài cm, tuy nhiên có những con chỉ dài 1mm và đôi khi cũng có sán dài tới 7cm.

Ở người, hầu hết các trường hợp nhiễm sán là là loài sán máng và các loại sán lá gan bao gồm cả sán lá gan lớn Fasciola hepatica, sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, sán lá phổi Paragonimus.

Chẩn đoán bệnh giun sán

Chẩn đoán bệnh giun sán bằng soi phân dưới kính hiển vi và xét nghiệm máu, với bệnh sán dây bò chẩn đoán xác định bằng việc thấy đốt sán bò ra hậu môn khi đi cầu. Đôi khi chẩn đoán bệnh giun sán cần xét nghiệm nước, soi da và soi hậu môn

Hình ảnh sán dây bò trưởng thành

Điều trị bệnh giun sán

Tuỳ thuộc vào loại giun sán bị nhiễm sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, có loại chỉ uống thuốc một liều duy nhất, có loại cần uống thuốc 21 ngày, có loại kèm theo thuốc kháng viêm có loại kèm theo thuốc nhuận tràng. Khi bị nhiễm giun sán nên tham khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chữa trị đúng cách.

Phòng ngừa hiệu quả

Mặc dù có nhiều nghiên cứu rất công phu và thực tế, nhưng hiện nay chưa có loại vắc xin nào được sản xuất để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng giun sán ở người.

Phòng ngừa bệnh giun sán hiệu quả nhất là vệ sinh bao gồm

Xử lý phân hợp vệ sinh

Rửa tay thường xuyên

Nấu vừa đủ thức ăn và ăn chín, uống chín

Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

BS CK II. Trần Nam Hải

BÀI VIẾT LIÊN QUAN