• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó

 13/05/2020

Bệnh sán chó hiện nay xuất hiện khắp nơi không còn phân biệt nông thôn hay thành phố tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm ở vùng nông thôn vẫn cao hơn. Những dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó là gì? Khi nhiễm bệnh sán chó điều trị bao lâu? Nên khám và chữa trị ở đâu? 

Thông tin về bệnh sán chó

Sán chó hay giun đũa chó hay còn gọi là Toxocara spp, đây là một loại giun tròn ký sinh trong ruột non của chó, gặp nhiều ở vùng nhiệt đới và khoảng 20% vùng ôn đới. Giun trưởng thành có nhiều nhất ở ruột non của chó con từ 3-6 tháng tuổi và khi trứng giun được phát tán ra ngoài thì sống được khá lâu. Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó thường gặp là mẩn ngứa dạ, mề đay dị ứng.

Sán chó làm thế nào để xâm nhập gây bệnh cho người?

Khi con người vô tình nuốt phải trứng giun đặc biệt là ở trẻ em, người hay tiếp xúc với chó mèo hoặc làm việc nhiều trong môi trường có nhiều đất. Khi vào cơ thể người sẽ nở thành ấu trùng và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào hệ máu và di chuyển khắp nơi trong cơ thể,…gây nên các dấu hiệu bệnh sán chó đặc thù và có thể nhận biết bệnh sán chó qua dấu hiệu lâm sàng.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán chó Toxocara?

Khi nhiễm ấu trùng Toxocara, chúng sẽ tấn công vào các cơ quan trong cơ thể người. Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó thường gặp nhất của bệnh là người bệnh bị ngứa da, ngứa tái đi tái lại nhiều lần, điều trị da liễu không hết bệnh. Ngoài ra còn có các biểu hiện như sốt, ho, đau ngực, khó thở, gan to, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này có thể cần tới thời gian dài mới biểu hiện hoặc triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà người bệnh không nghĩ rằng mình đã bị nhiễm giun sán chó.

Mẩn ngứa da dị ứng là dấu hiệu thường gặp khi nhiễm bệnh sán chó

Làm thế nào để biết có bị bệnh sán chó mèo không?

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó nêu trên, để chẩn đoán xác định cần được xét nghiệm máu để tìm kháng thể anti- Toxocara spp IgG để xem có nhiễm bệnh hay không, phương pháp làm hiện nay là phương pháp ELISA miễn dịch cho kết quả chính xác. Dựa theo hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y Tế đã ban hành.

Hiện nay nếu chỉ đi khám tại các cơ sở y tế thông thường thì dựa vào các dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó liệt kê ở trên thì đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm là bệnh nội khoa khác mà không kiểm tra ký sinh trùng cho bệnh nhân. Do vậy người bệnh cần chú ý đọc các thông tin và nên đi khám kiểm tra ký sinh trùng trong trường hợp có các dấu hiệu như sau:

Ngứa da dị ứng kéo dài.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa, bụng chướng nhẹ, đầy hơi.

Đau nhức đầu thường xuyên không tìm ra nguyên nhân.

Trong nhà có nuôi chó mèo, hay tiếp xúc chó mèo.

Có thói quen ăn rau sống, ăn đồ sống

Trẻ em có thói quen mút tay, cắn móng tay…

Kết hợp dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

Thời gian trị bệnh sán chó bao lâu?

Các dấu hiệu của bệnh sán chó sẽ giảm hoặc ổn định sau một tuần sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng. Thời gian trị bệnh sán chó khỏi bệnh sau 1 đến 3 liệu trình, mỗi lần sử dụng thuốc từ 5 đến 15 ngày. Tái khám xét nghiệm lại sau một, hai, hoặc ba tháng tùy theo mức độ bệnh.

Nên khám và chữa trị bệnh sán chó ở đâu?

Nên khám và chữa trị bệnh sán chó ở phòng khám hoặc bệnh viện có khoa ký sinh trùng, có bác sĩ chuyên khoa, kinh nghiệm về lĩnh vực ký sinh trùng giun sán, để được khám và chữa trị bệnh sán chó đúng liệu trình khi có những dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó.

Lưu ý: không phải tất cả các trường hợp mẩn ngứa da dị ứng đều là dấu hiệu của bệnh sán chó gây ra. Do đó, khi bị bệnh về da, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu, khi trị da liễu không hiệu quả thì cần khám bác sĩ ký sinh trùng để xét nghiệm kiểm tra bệnh giun sán.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

 

Bác sĩ: Đặng Thị Nga

Phòng khám ký sinh trùng

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN