• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Dấu hiệu bệnh sán chó và cách điều trị

 09/04/2020

Bạn bị nhiễm bệnh sán chó hoặc nghi ngờ bị nhiễm sán chó, bạn quan tâm đến các dấu hiệu bệnh sán chó và cách điều trị. Vậy dấu hiệu bệnh sán chó là gì? Bệnh sán chó kéo dài bao lâu? Làm thế nào để kiểm tra bệnh sán chó? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có góc nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này.

Bệnh sán chó ở người cần phân biệt với bệnh sán lãi chó.

Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó Toxocara, do tỷ lệ lây nhiễm từ chó trên 80% nên đa số mọi người thường gọi là bệnh sán chó. Phân biệt bệnh sán chó với bệnh sán lãi chó, bệnh sán lãi chó hay còn gọi là bệnh sán kim có tên khoa học là Echinococcus.

So sánh tỷ lệ nhiễm hai bệnh thì bệnh sán chó Toxocara gặp nhiều hơn. Khoảng 100 người có dấu hiệu mẩn ngứa đến khám xét nghiệm thì có 80 người nhiễm sán chó Toxocara, trong khi chỉ có khoảng 10 người nhiễm sán lãi chó Echinococcus. Nhiễm sán chó Toxocara nguy hiểm hơn vì ấu trùng Toxocara có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara

Ấu trùng sán chó nhiễm vào cơ thể qua đường miệng, đến ruột non ấu trùng thoát vỏ và xuyên qua thành ruột vào máu, quá trình di chuyển trong cơ thể gây nên các phản ứng toàn thân từ nhẹ, vừa, đến nghiêm trọng. Chính vì vậy, dấu hiệu bệnh sán chó đa dạng và giống các bệnh lý khác, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, nhận biết các dấu hiệu bệnh sán chó, từ đó, đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh.

Khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây có thể bạn đang bị nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

Mệt mỏi: cảm thấy đau yếu, khó ngủ, lo lắng, dễ cáu gắt, thờ ơ trầm cảm, tính khí thất thường, tình trạng này có thể kéo dài 6 tháng.

Mẩn ngứa da: nổi mẩn ngứa thành mảng, ngứa khắp người hoặc ngứa một vùng da, đôi khi xuất hiện mẩn đỏ, nóng rát tại vùng da ngứa. Các biểu hiện ngứa da giống như bệnh da liễu, thường phát hiện bệnh sán chó khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh sán chó qua các hình thái tổn thương tại da

Dấu hiệu bệnh sán chó tại phổi: có thể gây ho, đôi khì có biểu hiện khò khè không rõ nguyên nhân. Khó thở nhẹ cũng gợi ý đến dấu hiệu bệnh sán chó.

Dấu hiệu bệnh sán chó di chuyển đến mắt: Mắt thường nhìn mờ hoặc mây. Nếu mắt mờ, đỏ và đau một bên thì đó là dấu hiệu bệnh sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt.

Dấu hiệu bệnh sán chó gây tổn thương não: Người bệnh thường nhức đầu, hay quên, mất tập trung công việc, cảm giác mệt mỏi tăng và khó ngủ. Một người không có tiền sử cao huyết áp, bỗng dưng nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, tê tay, giảm hoặc mất vận động, rất có thể là dấu hiệu bị sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng.

Những triệu chứng trên là dấu hiệu bệnh sán chó điển hình. Phần lớn nhiễm bệnh sán chó Toxocara thường ít có dấu hiệu triệu chứng cho nên dễ chủ quan, bỏ sót ca bệnh, không được điều trị dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn khôn lường.

Dấu hiệu bệnh sán chó gây tổn thương tại não

Bệnh sán chó kéo dài bao lâu?

Khi ấu trùng sán chó Toxocara nhiễm vào cơ thể, chúng xuyên qua thành ruột vào máu và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng sán chó Toxocara lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây nên những dấu hiệu bệnh sán chó đa dạng và khó chịu cho người bệnh

Ngoài người, những loài vật khác như: bò, heo, gà, cừu, thỏ, chim, côn trùng, và ngay cả giun đất cũng có thể mang ấu trùng của sán chó Toxocara. Tất cả những ký chủ này được gọi là ký chủ ngẫu nhiên, ấu trùng sán chó Toxocara không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, ở những người bị nhiễm có thể có các dấu hiệu bệnh sán chó nhưng không bao giờ tìm thấy trứng trong phân. Ấu trùng có thể tồn tại trong cơ thể người từ 4 đến 5 năm.

Làm thế nào để kiểm tra bệnh sán chó?

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng cần bổ sung các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara. Khi sán chó vào máu chúng sẽ tiết ra độc tố, lúc này, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại bệnh sán chó. Xét nghiệm máu là tìm kháng thể của cơ thể con người tiết ra trong máu để chống lại độc tố do sán cho gây ra. Các chỉ số thường là Toxocara IgG Positive 1.22 OD, hoặc Toxocara IgG 0.06 Greyzone, Toxocara IgG 0,03 Negative.

Ý nghĩa kết quả:

Positive:là dương tính, bị bệnh

Greyzone: là nghi ngờ nhiễm bệnh (xét nghiệm lại sau 2 tuần nếu kết quả tiếp tục là Greyzone thì tiến hành điều trị như trường hợp dương tính)

Negative: là âm tính, không bị bệnh

Ngoài dấu hiệu bệnh sán chó và xét nghiệm máu tìm kháng thể, có thể xét nghiệm bổ sung công thức máu, yếu tố viêm, tốc độ lắng máu để hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara.

Cách điều trị bệnh sán chó hiệu quả

Nhiều trường hợp bệnh nhân xét nghiệm ở tỉnh xong không thấy bác sĩ nói gì hay tư vấn chữa trị gì, hoặc có nơi xét nghiệm xong kê cho bệnh nhân hai viên thuốc rồi cho về không hẹn ngày tái khám. Kết quả là bệnh nhân không khỏi bệnh, các dấu hiệu bệnh sán chó như mẩn ngứa da không thay đổi

Do đó, khi có đủ cơ sở chẩn đoán bệnh sán chó, cần điều trị , khỏi bệnh mới ngưng điều trị.

Đối với bác sĩ cần vững chuyên môn và thấu hiểu

Bác sĩ điều trị cần lưu ý: có thể phối hợp thuốc diệt ký sinh trùng cho trường hợp nhiễm nặng. Kết hợp thuốc kháng viêm, kháng H2 cho thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng, và ấu trùng di chuyển đến mắt. Bổ sung các thuốc điều trị triệu chứng, chống mẩn ngứa da dị ứng.

Bệnh sán chó Toxocara thường gây ngứa da dị ứng kéo dài nên bệnh nhân rất mong muốn chữa trị dứt điểm, nếu bác sĩ không thấu hiểu sẽ dẫn đến sự hụt hẫng nơi người bệnh. Điều trị bệnh sán chó hiệu quả là các dấu hiệu của bệnh sán chó như mẩn ngứa da phải được đẩy lùi.

Dấu hiệu của bệnh sán chó thường gặp nhất là mẩn ngứa da

Toa thuốc điều trị bệnh sán chó có thuốc hết trước, có thuốc hết sau, có thuốc uống trước ăn, có thuốc uống sau ăn. Do đó, bác sĩ cần dặn dò kỹ lưỡng giúp người bệnh hiểu và sử dụng đúng liệu trình. Bác sĩ điều trị cần hẹn bệnh nhân tái khám để xét nghiệm kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc sao cho dứt bệnh mới ngưng điều trị.

Thời gian trị bệnh sán chó tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh sán chó nặng hay nhẹ. Thể thông thường sử dụng thuốc 5 đến 10 ngày, có thể bổ sung đợt điều trị tiếp theo tùy thuốc vào tiến triển bệnh. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng và di chuyển đến mắt, điều trị 1 đến 3 đợt, mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày.

Đối với người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị

Người cần tuân thủ liệu trình điều trị, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích trong khi điều trị bệnh sán chó. Tái khám đúng hẹn. Trên đây là những điều cần biết về bệnh sán chó Toxocara. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh sán chó, quý anh, chị có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán sớm và điều trị sớm, đề phòng những biến chứng có thể sảy ra do nhiễm bệnh sán chó./.

Bác Sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA TP.HCM
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 76, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

BÀI VIẾT LIÊN QUAN