• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Sán Chó: Nguyên Nhân & Cách Chữa Trị Sán Chó

 10/03/2020

Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do tỷ lệ lây nhiễm từ chó chiếm 80% nên thường gọi là bệnh sán chó. Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó, kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm sán chó ở đâu và cách chữa trị như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, giám đốc Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga TP.HCM cho hay.

>> Những điều cần biết về bệnh sán chó Toxocara

Nguyên nhân nào khiến một người khỏe mạnh bình thường nhiễm bệnh sán chó?

Theo bác sĩ Ánh, nếu thói quen ăn uống và ý thức vệ sinh không phù hợp, cùng với ô nhiễm môi trường đất, nước là nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh sán chó cho gia đình và cộng đồng.

Những ai có nguy cơ nhiễm sán chó Toxocara?

Bác sĩ Ánh chia sẻ, những người nuôi chó nằm trong nhóm có nguy cơ bị sán chó, những người không nuôi chó vẫn có thể nhiễm bệnh sán chó. Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó cho người theo ba con đường sau :

Cũng theo bác sĩ Ánh, phân của chó là nguồn truyền bệnh chính phát tán ấu trùng Toxocara ra môi trường. Ngay sau khi chó hoặc mèo phóng uế ra môi trường, nếu trong phân của chúng có chứa trứng Toxocara nhưng không thể lây nhiễm cho con người ngay mà phải đến phân chó, mèo khô mới có thể lây nhiễm cho con người.

Trứng sán chó Toxocara có thể tồn tại trong đất nhiều tháng rồi nhiễm bệnh cho người

Thời gian này kéo dài từ 10 đến 21 ngày là khoảng thời gian đủ để ấu trùng Toxocara lây nhiễm cho người. Sau 21 ngày nếu trong môi trường đất, cát ẩm ấu trùng sán chó Toxocara có thể tồn tại nhiều tháng và lây nhiễm cho người khi làm vườn tiếp xúc với đất.

Ba con đường lây nhiễm sán chó Toxocara cho người là:

- Qua đường miệng do ăn uống nuốt phải ấu trùng sán chó Toxcara trong thực phẩm, rau sống, đồ tái sống

- Qua da do làm vườn hoặc chơi thể thao tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara

- Qua niêm mạc, do không rửa tay thường xuyên khi dụi mắt tay nhiễm ấu trùng có thể qua niêm mạc mắt vào cơ thể.

Hình ảnh sán chó Toxocara di chuyển làm tổ trong mắt bệnh nhân

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara dựa vào ba yếu tố:

- Yếu tố thứ nhất là dựa vào dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, đòi hỏi bác sĩ cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực ký sinh trùng.

- Yếu tố thứ hai là dựa vào xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA OD giảm thiểu dương tính giả và phản ứng chéo, phương pháp này cho kết quả nhanh, chính xác. Phương pháp này đòi hỏi cần có phòng xét nghiệm miễn dịch ký sinh trùng chuyên ngành, cho kết quả xét nghiệm sán chó Toxocara đảm bảo và tin cậy.

Nhiễm sán chó Toxocara gây tổn thương da giống như bệnh da liễu

- Yếu tố thứ ba là dựa vào dịch tễ, bác sĩ sẽ hỏi bạn về hàng xóm bạn có nuôi chó thả rong không, quanh nhà bạn có ai mắc bệnh không, bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng cũng dựa vào bản đồ dịch tễ tỷ lệ nhiễm các địa phương để chẩn đoán bệnh dựa vào yếu tố dịch tễ.

Điều trị bệnh sán chó Toxocara bao lâu?

Điều trị bệnh sán chó Toxocara mỗi tháng sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày, thường giảm liều ở tháng sau, thời gian điều trị khỏi bệnh không quá 3 tháng. Xét nghiệm lại sau 1 đến 2 tháng tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân.

Ấu trùng sán chó Toxocara vào máu và di chuyển đến não gây tổn thương não

Bác sĩ Ánh chia sẻ, bệnh ký sinh trùng giun sán chưa được quan tâm nhiều, bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng thì thiếu, ý thức về bệnh giun sán của người dân còn chủ quan. Tại tuyến cơ sở chưa có phòng xét nghiệm chuyên về ký sinh trùng, chưa có bác sĩ chuyên khoa đủ kinh nghiệm để chữa trị bệnh sán chó Toxocara nói chung và bệnh ký sinh trùng giun sán khác nói riêng.

Nhiều trường bệnh nhân nhiễm sán chó Toxocara chỉ được sử dụng 1 đến 2 viên thuốc rồi cho về không hẹn tái khám, dẫn đến bệnh không dứt, có người mẩn ngứa kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Sán Chó: Nguyên Nhân & Cách Chữa Trị Sán Chó

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh. Khi có những dấu hiệu mệt mỏi, hay quên, làm việc kém tập trung, mẩn ngứa da kéo dài chữa trị da liễu không hiệu quả,... rất có thể đó là dấu hiệu bệnh sán chó, người bệnh nên khám và xét nghiệm bệnh ký sinh trùng giun sán trong máu, trong đó có bệnh sán chó Toxocara./. 

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

 

Thu Hà

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

BÀI VIẾT LIÊN QUAN