• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Thuốc điều trị bệnh sán chó

 09/06/2020

Câu hỏi: Tôi đi khám sức khỏe vô tình phát hiện mình bị nhiễm sán chó. Xin bác sĩ cho biết sán chó có cần điều trị không? Thuốc điều trị sán chó ra sao? (L.V.T – Đà Lạt)

Trả lời: giun đũa chó hay còn được gọi là sán chó là một loại giun sống kí sinh trong ruột chó, người nhiễm phải do vô tình nuốt trứng vào cơ thể. Để xác định bệnh sán chó, bệnh nhân cần phải làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân cần được điều trị ngay.

Bệnh sán chó có trị khỏi không?

Bệnh sán chó là một bệnh có thể hoàn toàn trị khỏi nếu bệnh nhân đến khám sớm, chưa có tổn thương cơ quan. Thuốc điều trị bệnh sán chó được sử dụng là thuốc chuyên ngành, sau khi bác sĩ khám và kê toa, người bệnh có thể điều trị bệnh sán chó tại nhà. Thời gian điều trị thay đổi tùy theo bệnh cảnh lâm sàng, có thể vài tuần hoặc vài tháng, có thể cần phải lập lại điều trị để tránh tái phát.

Nên mua thuốc trị bệnh sán chó ở quầy dược không?

Thuốc điều trị bệnh sán chó hiện nay có nhiều loại, có loại cổ điển, có loại mới. Lựa chọn thuốc, đơn trị liệu hay kết hợp thuốc cần phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa kí sinh trùng. Thuốc trị bệnh kí sinh trùng không thể tự ý dùng tùy tiện.

Ngoài ra, tùy tình trạng của từng người bệnh bác sĩ sẽ cho thêm những thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng giúp quá trình điều trị của bệnh nhân nhanh chóng, hồi phục nhanh hơn … Vì vậy, thuốc điều trị bệnh sán chó cần phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa kí sinh trùng có kinh nghiệm.

Nên trị bệnh sán chó ở đâu?

Để sử dụng thuốc điều trị bệnh sán chó thành công, tốt nhất bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa kí sinh trùng có uy tín. Thuốc nam, thuốc bắc chưa được chứng minh có khả năng tiêu diệt sán chó. Uống thuốc thuốc điều trị bệnh sán chó không đúng, hoặc không đủ liều sẽ giảm hiệu quả điều trị, không diệt tận gốc sán chó, khiến chi phí điều trị bệnh sán chó tăng.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh sán chó chậm trễ có thể xảy ra trường hợp sán chó làm tổ trong não, trong mắt, trong cơ quan nội tạng gây hậu quả nghiêm trọng.

Xét nghiệm lại bệnh sán chó khi nào?

Trong quá trình điều trị bệnh sán chó, người bệnh cần phải được xét nghiệm lại để theo dõi kết quả điều trị. Quá trình điều trị càng lâu, tác dụng phụ của thuốc lên gan và thận càng tăng, do đó việc theo dõi công thức máu, chức năng gan thận sau mỗi đợt điều trị là vô cùng cần thiết.

Ở những phòng khám không chuyên khoa kí sinh trùng có thể bệnh nhân sẽ bị bỏ qua bước theo dõi này. Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ quyết định thời gian dùng thuốc điều trị bệnh sán chó, sự cần thiết lập lại điều trị hay không. Do đó, cách trị sán chó hiệu quả là thời gian điều trị ngắn nhất có thể mà đảm bảo khỏi bệnh, không tái phát, sử dụng thuốc an toàn, sau khi điều trị không ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Bệnh sán chó có lây từ người sang người không?

Bệnh sán chó không lây trực tiếp từ người sang người. Những người cùng một gia đình nhiễm bệnh do ăn cùng một loại thức ăn bị nhiễm sán chó.

Để tránh bị nhiễm hoặc tái nhiễm sán chó nên hạn chế ăn rau sống, thịt không nấu chín kĩ, gỏi, uống nước lã. Rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi đùa với chó.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.

Bác Sĩ: Nguyễn Phạm Diễm Kiều

Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga

PHÒNG KHÁM CK KÝ SINH TRÙNG 
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 402, An Dương Vương, P.4, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN