Triệu chứng sán chó ở người: Dấu hiệu nào thường gặp
Câu hỏi từ bạn Phan Thanh Phương: Xin chào BV tôi xét nghiệm dương tính giun đũa chó (OD=1,06), cơ thể bị nổi mẩn ngứa đã được kê toa thuốc Putiyol 4 viên uống ngày 1 lần x2 viên, uống 2 ngày.
Tôi đã dùng thuốc khoảng 30 ngày nhưng cơ thể vẫn còn nổi mẩn đỏ, ngứa. xin hỏi thuốc Putiyol có điều trị giun đũa chó không ạ. khi nào tôi có thể xét nghiệm lại và hết nổi mẩn ngứa ạ?
Trả lời: chào bạn Thanh Phương, Giun đũa chó hay còn được dân gian gọi là sán chó, nổi mẩn ngứa là một trong các triệu chứng sán chó ở người. Đây là triệu chứng sán chó thường gặp nhất ở người đi khám bệnh về giun sán ký sinh trùng.
Putiyol có hoạt chất là Ivermectin 6mg là thuốc có tác dụng để điều trị sán chó, tuy nhiên để biết đã khỏi bệnh hay chưa bạn cần tới xét nghiệm kiểm tra lại từ đó bác sĩ mới có quyết định điều trị tiếp hay không nhé.
Bệnh sán chó ngoài có triệu chứng là nổi mẩn ngứa thì còn có các triệu chứng không đặc trưng khác ở người như là:
Ngứa trong da, không nổi đỏ, cảm giác ngứa châm chích, cảm giác bò nhột khó chịu.
Nhiễm sán chó Toxocara gây mẩn ngứa da dị ứng
Đau bụng từng cơn, đau không rõ nguyên nhân, táo bón hoặc tiêu chảy mà đã uống thuốc nội khoa không khỏi.
Ăn không ngon, uể oải, mệt mỏi, không muốn làm việc.
Triệu chứng sán chó lên não thường có biểu hiện đau đầu, nặng hơn có thể có co giật, động kinh, ngất xỉu.
Có trường hợp thì sốt, ho, khò khè
Khám lâm sàng thấy gan lách to…
Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân ngứa
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa nổi mẩn thì ngoài xét nghiệm sán chó cần làm đầy đủ bộ xét nghiệm tổng quát các loại giun sán ký sinh trùng gây ngứa, từ đó xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, chọn đúng thuốc để điều trị thì sẽ nhanh chóng trị bệnh khỏi dứt điểm.
Sau khi điều trị xong các triệu chứng sán chó ở người và diệt sạch sán chó thì người bệnh cần giữ thói quen vệ sinh sinh hoạt sạch sẽ tránh bị bệnh lại cũng như để tất cả những người khác phòng bệnh.
Xét nghiệm máu có thể biết được nguyên nhân nổi mẩn ngứa do giun sán hoặc dị nguyên gây ngứa khác
Cách phòng bệnh sán chó ở người
Không ăn rau sống chưa được rửa sạch, hay đồ ăn nấu không chín kỹ.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, để phòng bệnh sán chó (sán đầu chó) và các loại sán khác có thể lây nhiễm từ chó và mèo. Nếu nhà có nuôi chó mèo cần phải tẩy giun thường xuyên nhất là chó mèo con.
Thu dọn sạch sẽ phân của động vật nuôi trong nhà.
Thường xuyên rửa tay xà phòng.
Mong là những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của Phương, em nên đi tái khám kiểm tra lại bệnh để nhanh chóng điều trị dứt điểm nhé.
Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.
Bác sĩ. Đặng Thị Nga