Trị sán chó bằng lá đu đủ: có thể gây thủng dạ dày
Câu hỏi: Chào bác sĩ, Em có uống lá đu đủ trị sán chó mà vẫn còn ngứa châm chích rồi nổi mề đay nổi lằn lên da nữa ạ, như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Trị sán chó bằng lá đu đủ có chết con sán không ạ?
Trị sán chó bằng lá đủ có thể gây thủng dạ dày
Trả lời: Chào em, vì câu hỏi của em chưa có đầy đủ thông tin về việc trước khi trị sán chó bằng lá đu đủ em đã được khám và xét nghiệm chẩn đoán chính xác về bệnh sán chó chưa nhưng việc uống lá đu đủ như vậy rất hại, có những trường hợp loét thủng bao tử vì uống lá đu đủ nên em không nên uống vậy nữa nhé.
Sán chó nhiễm ở trong máu nên không thể trị sán chó bằng lá đu đủ
Ấu trùng sán chó khi nhiễm vào cơ thể sẽ đi vào máu và trú ngụ trong mô, phủ tạng, trị sán chó bằng lá đu đủ sẽ không khỏi bệnh. Điều trị sán chó nên dùng thuốc tây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bác sĩ có kinh nghiệm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và kê toa.
Liệu trình điều trị sán chó bằng thuốc tây, thời gian điều trị từ 1 đến 3 lần, mỗi lần dùng thuốc 5 đến 15 ngày. Sau khi dứt bệnh sán chó các dấu hiệu châm chích, mẩn ngứa cũng bị đẩy lùi. Tuyệt đối không trị sán chó bằng lá đu đủ em nhé vì sử dụng lá đủ vừa không có tác dụng trị sán chó lại có thể gây hại cho đường tiêu hóa.
Ngứa da nổi mề đay là nguyên nhân của nhiều bệnh lý
Ngứa da nổi mề đay là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể là bệnh tại da nhưng cũng có thể là bệnh lý khác tiềm ẩn trong cơ thể gây ngứa. Ngay cả khi xác định nhiễm sán chó cũng không nên dùng lá đu đủ để trị bệnh sán chó gây ngứa.
Vì sao nhiễm sán lại gây ngứa châm chích rồi nổi mề đay?
Toxocara canis hay còn gọi là giun đũa chó (dân gian thì gọi là sán chó) là một loại giun sán ký sinh trùng thường gặp và có tỉ lệ gây ngứa da dị ứng ở người cao. Nguồn bệnh nhiễm sán chó ở môi trường có rất nhiều: rau sống hoặc đồ ăn như thịt bò, heo, gà, cửu nấu không chín kỹ, tiếp xúc chó mèo nhiễm giun đũa, môi trường đất có chứa trứng giun đũa chó mèo,… con người vô tình ăn trúng trứng giun đũa chó mèo sau đó trứng giải phóng ra ấu trùng và từ đó di chuyển trong máu đi gây bệnh. Việc trị sán chó bằng lá đu đủ là không phù hợp đối với trường hợp nhiễm giun sán trong máu.
Nhiễm sán chó Toxocara ngứa da lâu ngày gây tổn thương da giống như bệnh da liễu
Ấu trùng kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể làm cho cơ thể tạo nên phản ứng ngứa. Biểu hiện ngứa thì vô cùng đa dạng: Ngứa nổi mề đay toàn thân, ngứa trong da, ngứa nổi sẩn hạt li ti, thậm chí có trường hợp nặng còn gây sưng mí mắt, sưng môi, khó thở, tức ngực… ngoài ra có một số triệu chứng khác đi kèm như đau bụng, nhức đầu, đau nhức cơ thể, uể oải, mệt mỏi…
Phát hiện bệnh sán chó bằng cách nào?
Phát hiện bệnh sán chó ngoài việc dựa vào môi trường sống, thói quen sinh hoạt hay triệu chứng lâm sàng mà cần kết hợp với kết quả xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác, mẫu bệnh phẩm là lấy mẫu máu của bệnh nhân để làm xét nghiệm tìm kháng thể Toxocara sp IgG, cùng một số xét nghiệm chức năng đi kèm khác, kết hợp với các dấu hiệu bệnh sán chó đi kèm để chẩn đoán bệnh.
Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.
Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày