• Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Kết quả xét nghiệm bệnh giun lươn và giun đũa chó

 24/02/2022

Câu hỏi: Xin chào phòng khám, tôi ở Vĩnh Long ,đi xét nghiệm ở trung tâm xét nghiệm có kết quả là Toxocars canis 29.5 Positive, Strongyloides strercoralis 21.8 Positive. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi về kết quả tôi nhận được không ạ? V T Ngọc Hiếu


Trả lời: Xin chào bạn Ngọc Hiếu, qua kết quả xét nghiệm bạn gửi thì bạn có nhiễm giun đũa chó Toxocara canis và nhiễm giun lươn Strongyloides strercoralis. Đây là 2 con loai ký sinh trùng mà người dân gần đây mắc phải với tỉ lệ nhiễm khá cao.

Nhiễm giun đũa chó Toxocara canis khi nhiễm vào trong cơ thể thì chúng sẽ tồn tại ở dạng ấu trùng, kích thước vô cùng nhỏ nên chúng có thể tấn công đến tất cả mọi nơi trong cơ thể. Mức độ tổn thương cũng như biểu hiên triệu chứng của bệnh sẽ phục thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể cũng như cơ địa của từng người nữa. Chúng tấn công tới các cơ quan như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể bệnh lâm sàng của giun đũa chó được phân loại như sau:

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM) thường gặp ở trẻ em nhiều hơn, nặng thì có thể có sốt, gan to lâu dần dẫn tới hoại tử, lách to, có thể hay bị ho khó thở giống như lên cơn hen, có trường hợp xét nghiệm tỉ lệ bạch cầu ái toan tăng. Tổn thương nặng thì có thể nói đến viêm cơ tim, viêm thận, hay bệnh lý thần kinh trung ương ở não bộ.

Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM), thường gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt cũng có trường hợp cả 2 bên. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vị trí vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), để lâu có thể dẫn tới mù.

Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả còn mô tả những thể khác như thể “che đậy” biểu hiện là đau bụng, nhức đầu, ho hay thể “thông thường” như mệt mỏi, ngứa, nổi sẩn ban đỏ, đau bụng hoặc là thể “thần kinh” là những biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương như suy giảm trí tuệ, hội chứng viêm não-màng não, động kinh hoặc các tổn thương hệ thần kinh ngoại biên.

Nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis hiện nay ở nước ta nói chung và khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng nói riêng tỷ lệ nhiễm giun lươn hiện tại ở mức khá cao. Khi nhiễm giun lươn vào trong cơ thể, giun lươn có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, tùy thuộc mức độ nhiễm bệnh và cơ địa từng người thi từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có khi đe dọa tính mạng người bệnh.

Tam chứng giun lươn nổi bật là: Đau bụng, tiêu chảy, mề đay

Các triệu chứng dưới đây là triệu chứng thường gặp nhất:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Biểu hiện ở phổi (bao gồm hội chứng Loeffler) có thể xảy ra khi ấu trùng filariform di chuyển trong phổi: ho, khò khè, …

Biểu hiện ngoài da thì có ngứa da dị ứng nổi mề đay đặc biệt là vùng thắt lưng, mông…

Ở trường hợp bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch thì biểu hiện nặng hơn như chướng bụng, đau bụng, sốc, biến chứng phổi thần kinh, có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, suy đa tạng gây tử vong.

Tăng bạch cầu ái toan (eosinophils) có thể tăng ở giai đoạn cấp hoặc mạn tính nhưng cũng có thể không tăng.

Một số thông tin về bệnh đã cung cấp tới Ngọc Hiếu, khi được chẩn đoán dương tính thì bạn cần tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.

Chúc bạn chóng khỏe!

Bs Lê Thị Hương Giang

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN