Dấu Hiệu Bị Sán Chó Và Cách Chữa Trị
Câu hỏi: Em bị mẩn ngứa da tay chân khoảng 2 tháng nay, đi khám da liễu bác sĩ chẩn đoán em bị bệnh chàm, nhưng em thoa thuốc và cả uống nữa mà không thấy khỏi. Gần đây em cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Như vậy có phải là dấu hiệu bị sán không thưa bác sĩ? Ng.Th.Lam Anh, Thủ Đức, Tp.HCM.
>> Những điều cần biết về bệnh sán chó Toxocara
Trả lời: chào bạn Lam Anh. Qua những chia sẻ của bạn, chúng tôi trả lời như sau:
Bệnh sán chó Toxocara lây cho người như thế nào?
Bệnh sán chó Toxocara nhiễm cho người qua đường miệng, do nuốt phải ấu trùng qua thực phẩm như rau sống, thịt và hải sán nấu không kỹ,…khi vào đến ruột ấu trùng sẽ chui qua thành ruột vào máu, quá trình di chuyển trong cơ thể gây nên các tổn thương nơi vị trí ấu trùng di chuyển đến từ nhẹ, vừa, đến nặng.
Vì vậy, dấu hiệu bị sán chó thường mơ hồ và không điển hình, đôi khi giống các bệnh lý khác, nên khó chẩn đoán, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm về kiến thức chuyên ngành, nhận biết các dấu hiệu có thể nghĩ đến bị sán chó. Từ đó, đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh sán chó.
Sau đây là một vài dấu hiệu bị nhiễm sán chó thường gặp.
Dấu hiệu bị nhiễm sán chó thể thông thường
Mẩn ngứa da, nổi mề đay thành mảng, ngứa khắp người hoặc ngứa một vùng da, đôi khi xuất hiện mẩn đỏ, nóng rát tại vùng da ngứa là dấu hiệu bị sán chó trong máu. Các biểu hiện ngứa da giống như bệnh da liễu, thường phát hiện bệnh sán chó Toxocara khi điều trị da liễu không hiệu quả.
Dấu hiệu bị sán chó trong máu gây mệt mỏi, khó ngủ người bệnh cảm thấy đau yếu, lo lắng, hay cáu gắt, thờ ơ trầm cảm, tính khí thất thường, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng. Trường hợp của bạn có những dấu hiệu bị sán chó tương đối rõ, do vậy, bạn nên khám và trị bệnh sán chó Toxocara cho yên tâm.
Một số dấu hiệu mẩn ngứa da dị ứng do nhiễm sán chó Toxocara
Dấu hiệu bị sán chó gây tổn gan và phổi
Dấu hiệu bị sán chó gây tổn thương gan, người bệnh có cảm giác ăn không ngon, khó tiêu, đau bụng, phân nát, đau tức vùng hạ sườn phải, siêu âm gan hoặc chụp MRI có thể phát hiện những tổn thương gan do ấu trùng Toxocara trú ngụ trong gan. Dấu hiệu bị sán chó tại phổi khiến người bệnh ho và đau tức ngực, đôi khì có biểu hiện khò khè. Khó thở nhẹ dạng suyễn gợi ý đến dấu hiệu bị sán chó tại phổi.
Dấu hiệu bị sán chó tại gan, tạo khối u trong gan qua phim MRI
Dấu hiệu bị sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt
Dấu hiệu bị sán chó ở mắt với biểu hiện mắt nhìn mờ hoặc mây. Nếu mắt mờ, đau và đỏ một bên rất có thể đó là dấu hiệu bị sán chó thể ấu trùng Toxocara di chuyển đến mắt.
Dấu hiệu bị sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng tổn thương não
Dấu hiệu bị sán chó tại não gây đau nhức đầu, hay quên, mất tập trung vào công việc, cảm giác mệt mỏi tăng và khó ngủ thường xuyên. Một người khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên bị nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, tê tay, rất có thể là dấu hiệu bị sán chó thể ấu trùng di chuyển đến não.
Dấu hiệu bị sán chó tại não: ổ ấu trùng Toxocara trong nhu mô não
Tuy nhiên không phải ai nhiễm sán chó Toxocara (chó sán chó Toxocara) cũng có các dấu hiệu bị sán chó điển hình nêu trên. Phần lớn mọi người nhiễm sán chó thường ít có biểu hiện triệu chứng, nên dễ chủ quan, bỏ sót ca bệnh, không được chữa trị dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn cho người bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara ở người
Chẩn đoán bệnh sán chó cần dựa vào các yếu tố sau:
Thứ nhất là yếu tố lâm sàng: dựa vào các dấu hiệu bị sán chó như mệt mỏi, đau nhức đầu, mất ngủ, mẩn ngứa da dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ăn khó tiêu,…những dấu hiệu của bệnh sán chó vừa nêu giống dấu hiệu các bệnh lý khác, nên đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó.
Thứ hai là dựa vào dịch tễ: là yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh sán chó nhưng đôi khi chúng ta bỏ qua có thể là do chủ quan. Một trường hợp có các dấu hiệu bị sán chó điển hình mà sống trong khu dân cư nuôi nhiều chó thả rông, hoặc hàng xóm nhà người bệnh đã có người mắc bệnh sán chó Toxocara, khi đó khả năng bệnh nhân nhiễm sán chó là rất cao.
Dựa vào xét nghiệm: ngoài các dấu hiệu bị sán chó ghi nhận qua khám lâm sàng, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA OD, có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh chính xác hỗ trợ đắc lực cho chẩn đoán bệnh sán chó. Các chỉ số thường là Toxocara IgG Positive 1.34 OD, hoặc Toxocara IgG 0.07 Greyzone, Toxocara IgG 0,02 Negative.
Nếu kết quả xét nghiệm là Positive là dương tính tức là bị bệnh, Greyzone là nghi ngờ (xét nghiệm lại sau 2 tuần, nếu kết quả là Positive hoặc Greyzone thì điều trị, nếu kết quả là Negative thì không cần điều trị). Negative là âm tính, không bị bệnh
Cách chữa bệnh sán chó Toxocara hiệu quả
Kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ và sự quan tâm đến vấn sức khỏe từ phía người bệnh, quyết định sự thành công trong điều trị bệnh sán chó Toxocara. Bác sĩ cần sử dụng thuốc trị bệnh sán chó sớm nhất cơ thể khi phát hiện bệnh, để chữa trị kịp thời, cải thiện các dấu hiệu bệnh sán chó gây nên như: mẩn ngứa da dị ứng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài,…nên có lịch tái khám xét nghiệm lại trong quá trình điều trị.
Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga Tp.HCM, thời gian trị bệnh sán chó Toxocara từ 1 đến 3 liệu trình, mỗi tháng sử dụng thuốc từ 5 đến 15 ngày. Mọi người khi bị bệnh sán chó Toxocara thường kèm theo mẩn ngứa da dị ứng kéo dài với tâm lý cần chữa trị bệnh sán chó sớm để cải thiện sức khỏe.
Bác sĩ điều trị cần hiểu những khó khăn nơi người bệnh do bệnh mẩn ngứa gây ra, để có thái đúng độ đắn trong việc chữa trị bệnh sán chó sao cho hiệu quả, tạo sự an tâm nơi người bệnh. Khi đã xác định mẩn ngứa da do bệnh sán chó thì điều trị bệnh sán chó đồng thời cải thiện được các dấu hiệu do bệnh sán chó gây ra như: mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Đối với người bệnh, khi nhận thuốc trị bệnh sán chó, nên kiểm tra đầy đủ thông tin và cách sử thuốc ghi trong toa. Toa thuốc trị bệnh sán chó có thuốc hết trước, có thuốc hết sau, có thuốc cần uống trước khi ăn, có thuốc uống sau khi ăn. Người bệnh tuyệt đối không mua bổ sung thuốc khi thấy một trong số các thuốc hết trước.
Người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích trong khi điều trị bệnh sán chó Toxocara. Tái khám đúng lịch hẹn ghi trong toa thuốc.
Trường hợp của bạn cần khám và trị bệnh sán chó Toxocara để cải thiện tình trạng ngứa da. Các thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng giảm ngứa trong thời gian ngắn. Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng để chữa trị bệnh sán chó, cải thiện tình trạng mẩn ngứa da dị ứng kéo dài./.
Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.
Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM
Tư vấn: 0912444663 - Hotline: 02838302345
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày